Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

Lý do gì khiến bạn ngừng sử dụng ROM cook



Năm 2009, lần đầu tiên xài một cái điện thoại Android - Motorola Milestone. Và cũng như anh em thời ấy, mình phải dùng ROM cook để có được một cái máy chạy ngon hơn, nhanh hơn, và được nâng cấp lên bản Android mới sớm hơn. Thời đó Android tính năng còn thiếu rất nhiều, hiệu năng cũng không được tối ưu nên phải bỏ bớt rất nhiều tiến trình thì mới cải thiện được thời lượng pin. Sau này, khi chuyển xài HTC One Series, LG hay Samsung, mình cũng xài ROM cook với mục đích chủ yếu là tùy biến về phần mềm và các settings hay đổi theme mà ROM chính hãng (stock) không làm được. Nhưng rồi theo thời gian, mình đã không còn sử dụng ROM cook nữa, không còn háo hức đợi release bản cook mới, vì cơ bản là ROM stock giờ đã đáp ứng được gần như mọi nhu cầu của mình mà không cần can thiệp gì thêm.

1. Tăng tốc độ

Hồi xưa dùng ROM cook là để giúp máy chạy nhanh hơn. Thời đó cấu hình máy yếu, chạy lẹt đẹt, bản thân Android nhiều khi cũng còn giật giật chứ đừng nói là những bộ giao diện tùy biến của các hãng thêm vào. HTC, Samsung, LG đều tùy biến giao diện rất mạnh tay nhằm tạo ra nét riêng của họ nên vô tình cũng làm hệ thống thêm ì ạch.

ROM cook ra đời để giải quyết vấn đề này. Có 2 hướng chính trong việc phát triển ROM cook: custom stock, tức là nhà phát triển sẽ dùng chính ROM gốc của máy và tùy chỉnh, bỏ bớt những thứ không cần thiết cho nhẹ bớt, hướng thứ hai là Android Vanilla hay còn gọi là Android AOSP, trong đó chỉ dùng giao diện gốc của Android và gần như không tùy biến thêm gì. Ở cách thứ hai, nhà phát triển sẽ bổ sung thêm driver cho phù hợp với phần cứng.

Đang tải Motorola_Milestone.jpg…

Điểm chung của hai bản ROM này là máy trống nhiều RAM hơn, tài nguyên hệ thống ít hao hơn, và thường là pin cũng được kéo dài ra. Ở cái thời mà máy yếu, pin kém thì kéo dài ra được vài tiếng là cũng quý lắm. Còn nhờ hồi ấy em Motorola Milestone của mình sau khi chuyển qua dùng ROM CyanogenMod thì thêm pin được tận 3 tiếng so với bình thường, hay HTC EVO 3D dùng ROM cook dựa trên bản Sense thì nhanh hơn thấy rõ.

Còn bây giờ thì sao? Đa số những chiếc smartphone Android mới xuất hiện trong tầm 3 năm trở lại đây chạy rất nhanh, bất kể đó là máy tầm trung hay máy cao cấp. Một phần là do phần cứng mạnh hơn, phần khác là nhờ Android đã được tối ưu thông qua các dự án đổi mới của Google mà thấy rõ nhất là Project Butter của Android 4.1, sau đó là Android 5.0. Những cái điện thoại chạy nhanh hơn, pin trâu hơn đã ra đời và chúng ta cũng ít còn cần tới ROM cook nữa. Những tùy biến để máy có thêm vài chục phút sử dụng không đáng lắm để bỏ thời gian ra update ROM liên tục hay ngồi làm lại dữ liệu mỗi khi đổi ROM.

Đang tải HTC_Legend.jpg…

2. Tùy biến giao diện

Vào cái thời mà giao diện Android vẫn còn thô kệch, sử dụng các icon nhìn rất cục mịch thì nhu cầu được đổi theme là nhu cầu vô cùng chính đáng. Nhiều năm về trước icon của launcher chưa dễ dàng đổi như ngày nay đâu anh em, tính năng theme tích hợp sẵn trong máy lại càng ít có nên bạn khó có thể làm được gì khác ngoài việc root máy hoặc cài ROM cook nếu muốn lột xác cho cái điện thoại của mình.

Rồi còn có cả trò mang giao diện của hãng này lên hãng kia. Thời đó xài máy HTC thì nhòm ngó sang giao diện đẹp đẹp lạ lạ của LG hay Samsung, xài Samsung thì muốn trải nghiệm thử giao diện Sony cho biết mùi đời, hay xài Motorola đời cũ thì nhòm ngón sang Motorola đời mới ngầu hơn. Những launcher hay bộ icon dù có biến đổi cỡ nào thì cũng không thể mang tới trải nghiệm trọn vẹn trong trường hợp này, vậy là ROM cook ra đời bởi chính những anh em developer cũng có máu tương tự.

Đang tải Galaxy_S3.jpg…

Để làm được điều này, các bạn developer phải nỗ lực rất nhiều, từ việc thay đổi cấu trúc của ROM cho đến can thiệp driver để chúng có thể chạy được trên máy khác. Một số ROM gần như hoàn chỉnh và chạy cực ngon, một số khác thì chỉ dừng lại ở mức ý tưởng hay chỉ là một bản ROM thiếu Wi-Fi, không thể gọi điện... Nhưng dù gì đi nữa thì những ngày lên XDA hay Tinh tế hóng ROM vẫn là những trải nghiệm vô cùng thú vị và vui vẻ, ngay cả khi không có ROM ngon để dùng thì cũng vẫn cảm thấy rất hứng thú với chiếc máy đang cầm trong tay.

Giờ thì giao diện của các hãng điện thoại gần như đã giống nhau, Android cũng dần thống nhất những thành phần chính lại theo một phong cách chung và nổi bật nhất là sự ra đời của Material Design khiến cả thế giới phải chuyển mình theo, từ app cho đến các hãng làm thiết bị. Ngôn ngữ này làm đúng cái mà Google cần: tạo ra sự đồng nhất xuyên suốt cả hệ sinh thái, để khi bạn chuyển giữa máy này với máy kia, để khi bạn bỏ máy cũ và nâng cấp sang máy mới thì bạn cũng không phải làm quen lại từ đầu. Samsung, LG và các hãng Trung Quốc vẫn còn tùy biến giao diện khá nhiều nhưng về cơ bản là giống nhau, HTC, Sony, Google, Motorola thì chuyển hẳn sang hướng dùng giao diện gốc gần như không tùy biến.

3. Thêm chức năng

Android những ngày đầu ra mắt bị thiếu khác nhiều thứ. Ví dụ, thanh quick settings mãi đến Androi 4.0 mới có, trước đó muốn sử dụng thành phần này bạn buộc phải cài ROM cook hoặc phải root máy để cài bản mod. Năm 2010, mình còn nhớ là bất kì ROM nào mà hỗ trợ quick settings thì số lượng người dùng tăng vọt, số lượng người quan tâm cũng cao hơn rất nhiều. Sau đó Sony có tích hợp chức năng này thẳng vào ROM stock của họ nên làm mình nhớ kĩ lắm. Lúc này, bên iPhone người ta cũng hay jailbreak để cài thêm plugin tắt bật nhanh các kết nối thường dùng.

Rồi anh em có nhớ mấy thứ lặt vặt khác như tùy chỉnh độ sáng bằng cách vuốt thanh status bar, double tap ở màn hình khóa để mở màn hình, hiển thị thông tin preview nhanh, tùy biến chức năng của notification và hàng tá thứ khác không? Những cái này giờ Android hỗ trợ gần hết hoặc có những cách làm khác hay hơn, tiện hơn rồi nên việc cài ROM cook cũng không còn là chuyện phải làm nữa.

Đang tải Google_Nexus_4.jpg… ​

4. Vậy giờ ROM cook làm được gì?

Đây là câu hỏi mình có hỏi thăm anh em trên Facebook vì chợt thấy anh em rủ nhau đi up ROM sau khi mua được một cái điện thoại mới. Anh em gợi ý cho mình cũng vài thứ cơ bản như tùy biến giao diện, tùy biến tiến trình, có người thì có thành kiến là ROM stock nặng nên nhất quyết đi cài ROM cook... Nói chung những lý do này cũng chưa đủ hấp dẫn để kéo mình về lại "con đường nghiện ngập" nhưng nhiều năm trước, nhưng nhiều anh em klha1c vẫn làm những thứ này thường xuyên chỉ vì thích.

Vâng, cái thích nó quan trọng lắm. Nếu bạn cảm thấy việc cài ROM cook mang lại cho bạn những niềm vui, những cái cười khoái chí thì hãy cứ làm đi, vì không gì quý bằng cái vui cả. Bạn mua một cái điện thoại, bạn cảm thấy hài lòng với nó là đủ rồi. Chỉ cần nhiêu đó thôi cũng đã đủ để bạn bỏ tiền ra sắm một cái máy mới về mân mê, nghịch ngợm.

Hiện tại mình không còn chơi ROM mỗi tháng, mỗi tuần nữa, nhưng thỉnh thoảng mình vẫn quay lại sử dụng thử các bản ROM phổ biến như CyanogenMod hay MIUI để xem ngày nay đã làm được gì với ROM cook, xem ROM cook tiến xa đến đâu và nó đang giải quyết những vấn đề gì của ROM stock. Dù sao thì vẫn là thú vui, mà thú vui thì bất chấp mọi khó khăn để làm nó :D

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Nên lưu ý gì khi mua điện thoại Android cũ?

Thực ra việc mua một cái máy cũ không phức tạp như bạn nghĩ. Trong đa số các trường hợp, bạn chỉ cần (và chỉ có thể) kiểm tra những điểm sơ bộ là biết ngay có nên mua cái máy đó hay không. Bên dưới mình sẽ chia sẻ với anh em một chút về những kinh nghiệm khi đi mua điện thoại Android cũ, đồng thời nói về một số điểm cần lưu ý trước khi quyết định xuống tiền, ví dụ như đời chip như thế nào, phiên bản Android nên ra sao, app check tình trạng pin... Nếu anh em có câu hỏi hay có chia sẻ nào mình chưa nói tới trong bài, hãy mạnh dạn comment vào bài, mình và các bạn khác sẽ cố gắng giải đáp cho anh em.

Cho anh em nào lười đọc (nhưng vẫn nên xem thêm bên dưới vì có nhiều kinh nghiệm được chia sẻ trong đó)

Đang tải noi_dung.jpg…

Ngoại hình

Đây là thứ dễ nhất bạn có thể đánh giá bằng mắt thường. Nhìn sơ một lược chiếc điện thoại bạn chuẩn bị mua, từ trước ra sau, dọc các cạnh, quát sát kĩ cụm camera... để phát hiện những dấu vết cho thấy máy đã từng bị va đập hay tác động lực. Nếu một vài vết nhẹ thì không sao, nhưng nếu có dấu cho thấy tác động mạnh đến mức nứt vỏ hay biến dạng viền thì bạn không nên mua vì ai mà biết được linh kiện bên trong máy có bị hư hỏng gì hay chưa.

Đang tải Ngoai_hinh.jpg…

Ngoài ra, nếu thiết bị của bạn mua có lưng kính, lưng kim loại và / hoặc viền kim loại, nhớ kiểm tra những thứ sau:
  • Viền kim loại có bị bong tróc sơn nhiều không, có bị móp không
  • Mặt kính có vết trầy lớn nào không? Cách dễ nhất để phát hiện tổn thương của kính là soi dưới nguồn sáng mạnh, mọi thứ đều lòi ra hết
  • Mặt kính có thể trầy xước sơ sơ, cái này thì mọi điện thoại dùng kính đều bị theo thời gian vì những hạt bụi, cát nhỏ trong túi quần hay trên mặt bàn nên nếu không quá nghiêm trọng thì không nên "ép giá" hay than phiền với người bán
  • Đừng quên thử khe SIM và khe thẻ nhớ, hai thứ này rất dễ bị kẹt nên cần kiểm tra kĩ trước khi mua
Thế hệ vi xử lý

Theo đúng bài thì chip càng mới máy chạy càng nhanh và tốt hơn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nếu bạn mua được một cái điện thoại Android second hand chạy Snapdragon 835 thì vẫn hơn rất rất nhiều lần so với một cái máy dùng Snapdragon 660 vì chúng thuộc hai phân khúc khác nhau, giá cũng khác nhau. Thông tin chung chung mà anh em mua máy cũ cần nắm như sau:
  • Các chip phổ biến trên thị trường hiện nay có Qualcomm và MediaTek.
  • Qualcomm có dòng Snapdragon 4xx được xài nhiều cho thiết bị giá rẻ, Snapdragon 6xx tầm trung và Snapdragon 8xx cho máy cao cấp. Một con chip Snapdragon 8xx 1 năm tuổi vẫn có thể mạnh hơn Snapdragon 6xx mới ra mắt. Để biết kĩ hơn về chip, bạn có thể Google tên chip là ra. Quan điểm của mình là không mua chip cũ hơn 2 năm tính từ thời điểm ra mắt, những chip quá cũ sẽ làm máy bạn chạy chậm, nhất là sau một thời gian sử dụng
  • Chip MediaTek phân thành dòng Helio P và Helip X, P dùng cho tầm trung và X cho một số máy cao cấp và cận cao cấp. Quan điểm của mình với chip MediaTek cũng không khác trên: không mua chip đã ra mắt hơn 2 năm về trước, vì dễ làm điện thoại chạy chậm + không đáp ứng các tính năng mới của Android.
Anh em trước khi quyết định bỏ tiền ra mua thì hãy làm một số nghiên cứu nhỏ như thế này trước để biết xem máy của mình sắp mua dùng chip gì, chip đó ra sao, thuộc phân khúc nào, ra đời từ khi nào nhé.

Màn hình

Sau khi lưu ý về ngoại hình và tra khảo thông tin về chip, nhớ kiểm tra màn hình của máy nhé: màn hình kiểm tra cũng khá dễ: tăng giảm độ sáng dần dần từ thấp đến cao để phát hiện những biến đổi bất thường, nhìn kĩ lớp kính xem có bị trầy không, có nứt góc hay không... Lưu ý rằng một số điện thoại làm mép cong 2,5D (tức kính cong ở phần viền) có thể bị nứt đường chỉ nhỏ từ viền hướng ra. Vụ này nhiều bạn thường bỏ qua do nhỏ quá không để ý.

Đang tải LG_G6_man_hinh.jpg…

Chia sẻ chút về độ phân giải, thành thật mà nói thì ở cái năm 2018 này, bạn nên mua chiếc smartphone nào có độ phân giải từ Full-HD (1920 x 1080) trở lên, chứ 720p (1280 x 720) thì rỗ lắm, đặc biệt là máy có màn hình lớn. Mình biết là nhiều smartphone giá rẻ vẫn còn dùng 720p, nhưng như vậy thì không đáng lắm. Nhiều khi chỉ cần thêm 1 triệu thôi là bạn có thể tìm được một cái máy màn hình ngon hơn rồi.

Camera

Camera thường không có vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu có thì sẽ thấy ngay. Các vấn đề thường thấy khi đi mua máy cũ là:
  • Mặt kính của camera bị trầy quá nhiều, khiến ảnh bị nhòe, đứt nét, hoặc ánh sáng chiếu vào bị tán sắc. Nếu mặt kính bị hư hại quá nhiều, không nên mua
  • Camera không thể lấy nét được thì có khả năng mô-tơ lấy nét đã hư, cũng không nên mua vì phí thay sẽ đắt
  • Kinh nghiệm nhỏ: hãy bật máy lên và cầm chụp vài tấm cả trong môi trường đủ sáng lẫn thiếu sáng trước khi quyết định có mua hay không.
Đang tải Camera_smartphone_second_hand.jpg…

Pin

Với đa số các điện thoại Android mới hiện nay pin đã gắn trong máy nên việc thay thế trở nên khó hơn và tốn kém hơn, tức là bạn cũng nên kiểm tra pin kĩ hơn trước khi mua. Tính ra pin là thứ khó kiểm tra nhất, và mình chỉ mới tìm được 1 phần mềm duy nhất cho bạn biết được mức độ chai pin của máy: https://play.google.com/store/apps/...ubattery&hl=en&rdid=com.digibites.accubattery. Bạn có thể cài app này lên điện thoại sắp mua để kiểm tra. Mình không có nhiều kinh nghiệm về việc kiểm tra pin khi mua điện thoại second hand, nhờ anh em tư vấn thêm và mình sẽ update vào bài nhé.

Accu​Battery - Apps on Google Play

🏆 Designed to keep your battery in the best shape you can – AndroidHeadlines Accu​Battery protects battery health, displays battery usage information, and measures battery capacity (mAh) based on science. ❤ BATTERY HEALTH Batteries have a limited...
 PLAY.GOOGLE.COM


Phụ kiện

Phụ kiện thì giờ không phải là chuyện quá căng thẳng, trừ khi bạn mua máy 99% và muốn có cảm giác gần giống nhất với việc mua máy mới hoàn toàn. Tuy nhiên, một số phụ kiện rất cần được quan tâm:
  • Tai nghe: một số máy đi kèm tai nghe đặc biệt, ví dụ HTC U11 có tai nghe USonic hỗ trợ chống ồn. Gắn tai nghe bình thường vào sẽ không có tính năng này
  • Cục sạc: nhiều hãng giờ bán kèm sạc nhanh QuickCharge, nếu không có cục sạc này, bạn sẽ phải mua sạc nhanh từ bên ngoài, số tiền không nhỏ lắm đâu nhé. Còn nếu mua sạc thường thì sạc chậm hơn, không tận dụng được tính năng sạc nhanh cho máy.
  • Đầu chuyển USB-C sang jack tai nghe 3,5mm: với các điện thoại không có jack tai nghe, nhà sản xuất bán kèm đầu chuyển này, và thường mua lại không dễ nên bạn cần yêu cầu người bán đưa nó cho bạn, trừ khi có thỏa thuận khác.
Đang tải Phu_kien_smartphone.jpg…

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Có nên dán hay dùng ốp cho điện thoại, máy tính? Vì sao? Cần lưu ý gì nếu dán / xài ốp?


Một trong những câu hỏi mình thường xuyên nhận được là có nên dán màn hình không, có nên dán máy không. Câu hỏi này áp dụng cho cả điện thoại lẫn máy tính xách tay, từ cả những bạn mới mua máy cho đến những người đã xài lâu bỗng dưng thấy thích dán hoặc có ai đó khuyên đi dán. Để trả lời câu hỏi này một cách đầy đủ nhất, mình tổng hợp tất cả thông tin mình biết vào bài này và sẵn tiện chia sẻ với anh em góc nhìn của một thằng từng dán mọi thứ chuyển sang không thèm dán gì cả.

Có nên dán màn hình không?

Với mình, màn hình là thứ quan trọng nhất của chiếc điện thoại hay máy tính, là nơi bạn nhìn vào thường xuyên nhất nên nó phải đẹp nhất có thể và không bị thứ gì chắn lại. Vì lý do này mà mình cũng không bao giờ dán màn hình bằng bất kì loại tấm dán nào, dù nó có được quảng cáo là trong suốt 100% hay "dán mà như không dán".

Đang tải galaxy_s8_dan_man_hinh.jpg…

Lý do thứ nhất, khi bạn áp một lớp dán lên màn hình laptop, smartphone hoặc tablet, nó đã tạo ra một lớp cản mới, và khi ánh sáng đi qua một lớp vật chất nó sẽ ít nhiều bị khúc xạ khiến màu sắc, hình ảnh không còn đẹp như nguyên thủy. Bản thân ánh sáng đi từ tấm nền ra màn hình đã phải qua nhiều lớp rồi, giờ bạn còn quất thêm một lớp nữa thì không nên chút nào. Và thực tế mình cũng chưa thấy tấm dán nào có thể bảo toàn nguyên vẹn màu, độ tương phản của hình ảnh gốc.

Lý do thứ hai, các màn hình của điện thoại và máy tính ngày nay thường được phủ một lớp hóa chất chống lóa hoặc chống nước (thường gặp ở điện thoại, gọi là oleophoebic coating). Việc bạn dán và bóc lớp dán màn hình sẽ làm bong lớp hóa chất này, nhất là với những tấm dán rẻ tiền, không đảm bảo chất lượng. Trước đây nhiều bạn dùng laptop mà xài lớp dán màn hình dỏm đã từng chứng kiến cảnh bong chống lóa rất gớm, và đau nhất là máy đó các bạn chỉ mới mua về mà thôi.

Cuối cùng, các khe hở của miếng dán thường đóng bụi sau một thời gian xài, nhìn rất ghê. Và khả năng là các hạt bụi li ti đó sẽ làm trầy màn hình của bạn.

Đang tải Mieng_dan_man_hinh.jpg…

Chốt: mình không ủng hộ dán màn hình, và mình khuyên các bạn cũng nên làm như vậy. Thứ hữu ích duy nhất của việc dán màn hình là dán kính cường lực cho điện thoại để khi va đập không bị bể màn hình. Nếu đây là ý đồ của bạn thì ừ, bạn nên làm, còn nếu chỉ để không bị xước dăm thì hãy quên miếng dán đi. Máy bạn mua về thì phải xài cho đã, cho sướng, không nên để thằng mua sau sướng :D Trên laptop thì xác suất bị trầy màn hình cũng ít hơn điện thoại nên cũng không cần dán làm chi.

Có nên dán vỏ máy hay xài ốp?

Việc dán vỏ máy có thể thực hiện bằng nhiều cách: dán keo trong, dán decal trang trí, dán miếng phủ in hình của riêng bạn, hay dán carbon, dán da chỉ nắp lưng / nắp máy tính mà thôi. Trong những cách trên mình thường thấy anh em dán keo trong nhiều nhất, sau đó là dán nắp chứ giờ phong trào chơi miếng dán custom không còn phổ biến như xưa.

Nhìn chung, việc dán laptop như thế này không có hại gì, có thể nó sẽ cản trở việc tản nhiệt của điện thoại, laptop một chút nhưng không phải là vấn đề lớn. Miễn bạn đừng dán bít kín những khe hở dùng để tản nhiệt là được (nhưng mình cũng để ý thấy các máy được dán đít hay nóng hơn, anh em có bị vậy không?). Trên điện thoại, các miếng dán cũng không khiến việc tản nhiệt của máy khó khăn hơn vì nó chỉ là một lớp mỏng được phủ lên các cấu trúc tản nhiệt được thiết kế sẵn, không có gì phải lo.

Đang tải dan_da_macbook.jpg…

Tác dụng của việc dán nắp lưng hay nắp máy cũng hơi giống như khi bạn dùng ốp, đó là để chống trầy và chống va đập (trong vụ va đập thì miếng dán không giúp được nhiều, ốp ngon hơn). Ngoài ra, một tác dụng quan trọng hơn là để trang trí cho máy có cá tính của riêng bạn. Cái này thì hoàn toàn hợp lý và mình ủng hộ chuyện đó. Với mình, việc trang trí bằng miếng dán hay hơn so với dùng ốp vì ốp làm thiết bị dày lên đáng kể trong khi miếng dán thì không. Có nhiều anh em dán nắp máy đẹp lắm, đầy sáng tạo luôn và mình luôn thích thú khi chiêm ngưỡng các tác phẩm của anh em.

Kinh nghiệm của mình cho vụ dán và ốp này có thể tóm tắt trong mấy điểm như sau:
  • Ốp nên mua loại mỏng mỏng, loại quá dày khiến máy trở nên thô kệch không cần thiết. Bạn mua một cái máy tuyệt đẹp về để rồi bọc ốp vô thì phí tiền lắm
  • Mặt trong của ốp thường hay có cát bụi, dễ làm trầy viền điện thoại, lâu lâu nhớ lấy ra vệ sinh sạch sẽ. Trước khi nhét máy vào ốp cũng cần làm sạch trước
  • Nếu cảm thấy ốp quá cứng có thể làm trầy máy, không nên xài
  • Với máy tính, chỉ nên dán da hoặc dán miếng dán ở nắp trên của máy hoặc ngay chiếu nghỉ tay, dán mặt dưới dễ làm nóng laptop
  • Điện thoại thì dễ rồi, chỉ dán được mỗi mặt lưng chứ giờ đâu còn chỗ nào khác để dán, nhất là điện thoại viền mỏng
Đang tải macbook_case.jpg…

Asphalt 9: Legends đã chính thức phát hành, anh em đã tải về chưa?


Sau bao ngày chờ đợi, phiên bản tiếp theo của series game đua xe Asphalt - Asphalt 9: Legends đã chính thức được Gameloft phát hành miễn phí trên cả Android lẫn iOS. Dung lượng game lên đến 1.5GB nên anh em cần chuẩn bị mạng mẽo tốt một chút để đỡ phải chờ đợi. Phiên bản Legends sẽ mang đến bộ sưu tập xe mới với khoảng 50 xe, bài hát mới, location mới và nhiều chế độ chơi, trong đó có chế độ nhiều người chơi cho phép tối đa 7 người chơi ở khắp nơi cùng tham gia 1 đường đua,... Quan trọng hơn, đồ hoạ của Asphalt 9 thật sự rất đẹp và ấn tượng.

Gameplay của Asphalt 9 vẫn tương tự như Asphalt 8 trước đây nhưng có thêm cơ chế điều khiển mới - Touch Drive. Với Touch Drive, anh em chỉ cần vuốt sang trái hoặc phải để chọn lựa các hướng đi khác nhau hoặc bấm nitro hoặc drift, xe sẽ tự lái đúng nghĩa và né chướng ngại vật một cách nhẹ nhàng. Khi mới bắt đầu, anh em sẽ cảm thấy không quen cho lắm khi bất ngờ hiện 2 mũi tên để lựa chọn. Nhưng nếu chơi quen dần, Touch Drive lại hơi "chán" vì nó biến game trở nên "tự động" quá nhiều và người chơi "thụ động" quá mức, chỉ chủ yếu "quẹt quẹt" để chọn hướng đi. Tất nhiên, anh em có thể vào setting để tắt Touch Drive đi và tự "lái" như trước nhé.

Đang tải Screenshot_20180726-014420.jpg…

Ngoài ra, anh em còn có thể tạo Club để kết nối hội bạn và cùng đạt nhiều phần thưởng hơn. Asphalt 9 Legends cũng sẽ phát hành trên cả nền tảng Windows 10 nên anh em còn dùng hệ điều hành này có thể chờ đợi thêm chút. Anh em dùng iOS tải về tại đây và Android tại đây.

Hiện một số anh em dành lời khen cho đồ hoạ nhưng cũng có 1 số anh em nói về lỗi răng cưa. Anh em tinhte thì sao? Mọi người cảm thấy như thế nào và có gặp vấn đề gì không? Mời anh em chia sẻ trải nghiệm nhé.

p/s: Mình chơi thử game trên Zenfone Max Pro M1 dùng Snap 636.


Một số hình ảnh của game:
Đang tải Screenshot_20180726-013208.jpg…Đang tải Screenshot_20180726-014333.jpg…Đang tải Screenshot_20180726-014113.jpg…Đang tải Screenshot_20180726-013828.jpg…Đang tải Screenshot_20180726-014231.jpg…Đang tải Screenshot_20180726-013920.jpg…

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2018

ROM QUỐC TẾ 8.0.0 CHO S7 VÀ S7EDGE MỸ


NHƯ VẬY LÀ CUỐI CÙNG SAMSUNG CŨNG ĐÃ CHO RA MẮT BẢN ANDROID 8.0 CHÍNH THỨC CHO S7, S7EDGE BẢN CHO THỊ TRƯỜNG MỸ VÀO NGÀY HÔM QUA 24/7/2018...

Sau đây sẽ là hường dẫn của mình cho các bạn có thể nâng cấp lên...

Phương pháp Odin... Dành cho tất cả các bản. lưu ý riêng đối với  bản P sau khi lên Level 5 hoặc 6 sẽ không chạy được bản này. Còn ở Level 4 thì thoải mái up. Hãy thoát hết tất cả tài khoản Google, tài khoản Samsung có trong máy bật mở khoá OEM trong tuỳ chọn nhà phát triển. Đây là bản rom gốc chính thức của Samsung nên không có bất kì 1 chỉnh sửa hay can thiệp nào. 

Thông Tin :
  • Hỗ trợ đầy đủ tiếng Việt
  • Flash trực tiếp qua Odin, cài từ mọi nền, mọi level
  • No Knox trip (0x0)
  • Không lag giật.
  • Ổn định, hỗ trợ cập nhật OTA
  • Rom full hỗ trợ fix treo logo.
  • Thêm nút bật tắt dữ di động.
  • Bạn phím quay số quốc tế.
  • Cho phép chỉnh chế động mạng: LTE/3G/2G, 3G/2G, 3G, 2G
  • Tự động cấu hình 3G (APN)



Các bước up rom:
  1. Tải rom, odin về giải nén ra. Chú ý nhớ cài driver nếu máy chưa có driver samsung
  2. Tắt điện thoại vào chế độ download mode bằng tổ hợp phím (Nguồn, Home, Vol -) sau đó bấm phím tăng âm lượng
  3. Cắm cáp kêt nối vào. Mở Odin lên. Phần BL, AP, CP, CSC chọn đúng vào File tương ứng trong thư mục đã giải nén
  4. Bấm Start và ngồi đợi tầm 20 phút cho máy chạy xong và khởi động lên.
Nên đọc kĩ hướng dẫn trước khi tự làm ở nhà.

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

Những tinh chỉnh để giao diện Galaxy S8, S9, A8, Note 8 đẹp hơn


Mình vừa tình cờ phát hiện ra một vài thứ tinh chỉnh nhỏ để làm cho chiếc Galaxy S8S9, Note 8 và thậm chí cả dòng A8 (2017) trở nên đẹp hơn, sexy hơn rất nhiều nên viết bài này để anh em tham khảo. Chỉ cần 4 bước, anh em sẽ có được một thiết bị nhìn hấp dẫn hơn mỗi lần cầm điện thoại lên là có hứng xài ngay.

Đầu tiên và cái quan trọng nhất: hình nền

Bạn đừng nghĩ hình nên không có tác dụng gì nhé, thực chất nó ảnh hưởng rất nhiều đến ấn tượng đầu tiên của bạn với một cái máy, kể cả khi bạn mới xài nó lần đầu hay đã dùng lâu (đằng nào bạn cũng phải cầm nó lên mỗi ngày mà).

Một trong những ứng dụng hình nền xuất sắc mình thường xài là Backdrops. App này có kho hình nền độ phân giải cao cực kì chất lượng, đúng gu của mình (theo kiểu trường tượng hoặc nhiều màu sắc). Bạn cũng nên tham khảo thêm Wallz, cũng là một app hình nền tuyệt vời sở hữu lượng hình đa dạng và thuộc nhiều chủng loại từ vui vẻ, nghiêm trọng, ảnh vẽ máy tính cho đến ảnh chụp đời thật.

Tải về Backdrops

Tải về Wallz

Đang tải Lam_dep_Galaxy_S8_S9_note_8_A8_1.jpg…

Tiếp, chỉnh màu thanh điều hướng

Thanh điều hướng là nơi chứa ba phím back, home và recent apps nằm ở cạnh dưới màn hình. Mặc định thanh này sẽ trong suốt ở màn hình khóa và chuyển sang màu trắng khi chạy các app khác. Nhưng nếu bạn không thích màu trắng, bạn hãy vào Cài đặt > Thanh điều hướng > chọn màu theo ý thích. Có hồng, xanh dương, xanh lá đầy đủ cả, tất cả đều là màu nhạt để không làm bạn phân tâm và không tạo cảm giác màn hình bị cắt ra. Mình thích vụ này của Samsung nhất.

Đang tải Lam_dep_Galaxy_S8_S9_note_8_A8_2.jpg…

Ẩn luôn thanh điều hướng

Nếu bạn không ưa thanh điều hướng hay muốn sở hữu cảm giác màn hình tràn viền thật sự, bạn có thể nhấn 2 lần vào dấu chấm tròn nhỏ nhỏ nằm ở bên trái thanh này. Lúc đó thanh điều hướng sẽ mặc định ẩn đi, chỉ khi nào bạn cần dùng thì mới phải kéo nó lên từ bên dưới. Nhưng cũng cảnh báo rằng để đánh đổi cho trải nghiệm màn hình full screen này, bạn sẽ phải vuốt thanh điều hướng lên mỗi khi cần, thao tác này khá phiền, mất nhiều thời gian.

Cách mình hay dùng với thanh này như sau: mặc định cứ để nó hiện ra, tuy nhiên khi đi đọc bài dài, khi lướt Facebook chơi, đọc tin tức trong app Feedly... mình sẽ ẩn nó đi vì khi đó việc trở về home hay back không cần phải làm thường xuyên. Khi đọc xong thì cố định thanh điều hướng trở lại như cũ.

Chưa hết, chỉnh tiếp độ trong suốt của notification màn hình khóa

Màn hình khóa của bạn có một hình nền thật đẹp, thật ấn tượng, tuy nhiên mặc định nó lại bi che mất bởi những thông báo xuất hiện. May mắn là Samsung tích hợp công cụ chỉnh độ trong suốt cho nền của các thông báo này, bạn có thể tìm thấy nó ở Cài đặt > Màn hình khóa & bảo mật > Thông báo > Độ trong suốt. Kéo thanh này cho tới khi bạn thấy vừa ý và hợp với hình nền là được. Mình để hơi mờ chút xíu thôi để đọc rõ chữ, anh em thấy khó đọc thì có thể tăng lên.

Trong này cũng có chổ chỉnh để chỉ hiện thông báo từ các app mà bạn cảm thấy cần thiết và quan trọng, những app khác không cần quan tâm. Chỉnh điều này tại mục "Hiển thị thông báo từ...".

Đang tải Lam_dep_Galaxy_S8_S9_note_8_A8_3.jpg…

Chỉ 4 bước là xong, bạn đã có một cái máy với diện đẹp hơn rất nhiều. Chúc Samfan vui vẻ với chiếc Galaxy A, S và Note của các bạn nhé.

Rootless Pixel Launcher - launcher dành cho những ai thích Android gốc tối giản

Rootless Pixel Launcher là launcher port ra từ dòng điện thoại Pixel của Google và nó có thể cài đặt mà không cần root gì cả, rất tốt cho bạn nào muốn trải nghiệm gốc nhất có thể. Phiên bản 3.6 mới ra mắt đã được thay đổi một chút để hoạt động ổn định hơn, tương thích với tai thỏ và có thể dùng được với công cụ đổi theme Substratum. Một khu vực riêng cho theme cũng xuất hiện trong trình cài đặt của launcher và có sẵn 6 theme cho bạn chọn: Automatic (tự đổi màu theo hình nền), Default (theme sáng), Dark (theme đen), Light (theme sáng hơn mặc định), Transparent (dựa trên dark theme nhưng làm cho app drawer trong suốt để thấy được hình nền).

Mời các bạn tải về ở 2 link bên dưới. Đa số các bạn sẽ cài bản cho Android thường. Bản cho Android Go chỉ nên tải cho các máy dùng phiên bản Android này, ví dụ như Nokia 1.

Link download:

Bản cho Android thường

Bản cho Android Go

Mình xài cái này thì thấy mượt, nhanh, tối giản không có gì phức tạp, có hỗ trợ chấm thông báo. Anh em nào thích Android gốc và thích sự đơn giản thì nên dùng Rootless Pixel Launcher.

Đang tải pixel_rootless_launcher_2.jpg…

Đang tải pixel_rootless_launcher_3.jpg…

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Hướng dẫn cách ẩn thanh điều hướng Android và bật thao tác vuốt giống iPhone X không cần root



Tối ưu phím cảm ứng là thứ mà mình đã mày mò nhiều năm trên Android, cứ mỗi giai đoạn lại có một cách làm khác nhau và năm nay sau khi xài iPhone X thì mình rất thích các thao tác vuốt của nó. Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài một hệ thống cảm ứng tương tự lên chiếc điện thoại Android của mình, không cần root, nhưng sẽ cần đụng tới máy tính một chút xíu nhé. Trải nghiệm sau khi tối ưu là rất tuyệt vời, xài sướng vô cùng và màn hình giờ đây được tận dụng ngon hơn bao giờ hết để hiện nội dung.

Bước 1: Cài ứng dụng Navigation Gestures. Đây là mấu chốt của việc tối ưu này, mọi thứ chúng ta sắp làm đều xoay quanh nó. Chạy app lên.

Đang tải Navigation_Gesture.jpg…

Bước 2: Giờ chúng ta sẽ ẩn thanh điều hướng, chính là hành phím ảo back, home, recent app trên điện thoại của anh em. Bước này phải làm hơi nhiều bước chút.

Bước 2.1: Bật chế độ USB Debugging trên điện thoại của bạn. Cách làm: vào Settings > About phone hoặc Settings > About phone > Software info, tìm chữ "Build Number" hoặc "Số bản dựng" rồi ấn vào đó 7 lần.

Kết nối điện thoại vào máy tính bằng cáp USB, khi được hỏi có cho phép máy tính kết nối hay không thì nhấn có.

Bước 2.2: Kế tiếp anh em cần vào link này, tải về ADB. ADB là một công cụ để giao tiếp với Android từ máy tính, và chúng ta không chép file hay chép nhạc, ảnh như bình thường, thay vào đó chúng ta sẽ chạy 1 dòng lệnh để cho phép app Navigation Gestures tắt thanh điều hướng.

Với máy Windows:
  1. Sau khi giải nén file công cụ ở trên, bạn sẽ có file adb-setup-1.4.2.exe, chạy nó trước. Khi được hỏi có cài ADB và Fastboot không thì chọn "Y", hỏi có cài global không thì chọn "Y", hỏi có cài USB Driver không thì cũng chọn "Y". (Chỉ cần làm lần đầu tiên)
  2. Nhấn phím Windows + R > gõ chữ cmd > nhấn Enter
  3. Trong cửa sổ màu đen mới xuất hiện, copy lệnh bên dưới rồi dán vào, nhấn Enter là xong. Sau khi nhấn Enter mà không thấy thông báo lỗi gì thì biết là ngon rồi đó.
Code:
adb shell pm grant com.xda.nobar android.permission.WRITE_SECURE_SETTINGS
Với máy Mac:
  1. Sau khi giải nén file công cụ ở trên, chạy ứng dụng Terminal trong máy (Command + Space, gõ chữ Terminal > chạy app tương ứng)
  2. Trong cửa sổ Terminal, gõ chữ cd <cách> rồi kéo thả thư mục đã giải nén vào (có thể xem thêm video để hiểu hơn). Kết quả bạn sẽ có được đại loại như sau:
    cd /Users/duyluan/Desktop/Change_DPI_Tool
  3. Copy lệnh bên dưới dán vào cửa sổ Terminal rồi nhấn Enter. Sau khi nhấn Enter mà không thấy thông báo lỗi gì thì biết là ngon rồi đó.

Code:
adb shell pm grant com.xda.nobar android.permission.WRITE_SECURE_SETTINGS
Sau khi đã chạy thành công lệnh trên, chúng ta đã cấp một quyền đặc biệt dành cho app Navigation Gestures. Những thiết lập khác của app bạn cứ làm tiếp như hướng dẫn trên màn hình điện thoại cho tới khi thành công và vào được giao diện chính của app.

Bước 3: Tới đây chắc bạn hẵn đã thấy một cục màu trắng xuất hiện trên màn hình rồi chứ? Nó là thứ bạn sẽ vuốt để thực hiện các thao tác cảm ứng. Nhưng cục này mặc định khá xấu, chúng ta cần chỉnh nó chút xíu để nó biến mất.

Bước 4: Trong app Navigation Gestures, nhấn biểu tượng cấu hình (hình bánh răng), chọn Apperance. Làm những thứ sau:
  1. Tắt nút Show Pill Shadow
  2. Ở mục Pill Color, nhấn chọn vào, tăng Transparency lên 100% để nó trong suốt hoàn toàn
  3. Ở mục Pill Border Color, nhấn chọn vào, tăng Transparency lên 100% để nó trong suốt hoàn toàn
  4. Ở mục Pill Width: tăng thanh này lên tối đa, đảm bảo rằng vùng cảm ứng trải rộng hết màn hình của bạn
  5. Ở mục Pill Height: tăng thành 56px, đây là độ rộng tính từ cạnh dưới màn hình mà bạn có thể vuốt. Mình thấy số này vừa, anh em có thể chỉnh lại sau cho phù hợp ý thích
  6. Ở mục Vertical (Y) Position: kéo xuống mức 0px
Vậy là giờ cái cục trắng trắng đã biến mất, nhưng chúng ta vẫn cần chỉnh lại các thao tác cảm ứng một chút.

Đang tải DSC00192.jpg…

Bước 5: nhấn nút Back trở ra, giờ vào mục "Gestures". Tại đây bạn có thể thiết lập thao tác như thế nào cũng được tùy ý. Mình set như sau:
  1. Mục Tap: No actions (không làm gì cả, tránh chạm nhầm bị quay về home)
  2. Mục Swipe Up: Về Home
  3. Mục Swipe Up and Hold: Mở recent apps, khu vực đa nhiệm
  4. Mục Swipe : Back, giả lập nút back
Đang tải Chinh_thao_tac_vuot.jpg…

Giờ bạn hãy vuốt lên từ cạnh dưới màn hình để thoát ra home đi. Bạn sẽ thấy ngay hiệu ứng tương tự như khi bạn dùng iPhone X hoặc ROM MIUI của Xiaomi. Nếu bạn vuốt cạnh dưới màn hình từ trái sang phải thì nó sẽ back, và để chạy đa nhiệm thì vuốt từ cạnh dưới lên và giữ ngón tay lâu chút.

Về cơ bản là xong rồi, bạn đã mang hệ thống cảm ứng mới lên điện thoại Android. Một vài thứ khác bạn có thể tinh chỉnh trong app, ví dụ như độ rung, ẩn hiện thanh cảm ứng... có thể vọc thêm trong app nhưng cơ bản là không cần lắm.

Chúc các bạn thành công!