Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Hướng dẫn gỡ bỏ các ứng dụng hệ thống và bloatware ko cần Root



Bloatware là một số ứng dụng đc cài sẵn từ khi máy đc xuất xưởng. Các ứng dụng này rất phiền, còn chiếm một lượng lớn bộ nhớ, đôi khi chúng lại là những adware hiện quảng cáo pop up rất khó, chịu thậm chí còn tự cài đặt ứng dụng quảng cáo lên máy bạn :mad:

Bài viết này hướng dẫn bạn gỡ bỏ các ứng dụng hệ thống và bloatware rắc rối mà ko cần Root :)

B1: 
Đầu tiên bạn cần cài đặt driver usb cho Windows để nhận diện đt của bạn (Có thể tải ở link bên cạnh universal USB drivers here)

Quan trọng: Download ADB binary tùy vào OS mà bạn sử dụng, thường là Win rùi (WindowsMacLinux)

Xả nén file vừa tải về, lưu ý nhớ đường dẫn của thư mục vừa xả nén ra nha

B2: Enable Developer Options bằng cách trên đt vào mục Settings, nhấp vào mục About Phone, Tiếp tục tìm mục Build Number và nhấp vào đó 7 cái.

Giờ vào Settings, vào tip Developer Option, tìm mục USB Debugging, Enable nó lên.

[​IMG]

B3: 
Kết nối đt vs máy tính, trên đt thay đổi từ chế độ usb “charge only” sang “file transfer (MTP)”.

Trên máy tính bạn truy cập vào thư mục vừa xả nén lúc nãy.


B4: Khởi chạy Command Prompt trong thư mục đó bằng cách dùng tổ hợp phím Shift và chuột phải sau đó chọn “Open command prompt here” như hình dưới.


Nếu k có nút "Open command windows here" bạn mở Start bấm "cmd" enter, di chuyển đến thư mục vừa xả nén bằng lệnh cd "đường dẫn đến thư mục" rùi enter


B5: Khi bạn đã mở đc Command Prompt ở đúng thư mục rùi thì gõ lệnh: adb devices, quá trình khởi tạo ADB daemon sẽ bắt đầu.

Nếu lần đầu chạy ADB, Đt sẽ hỏi bạn có muốn kết nối vs máy tính này ko, bấm "Ok" nha để làm bước tiếp theo.


B6: Nhập tiếp lệnh: adb shell


Nhập tiếp lệnh pm list packages để liệt kê các phần mềm có trong đt, các bloatware cứng đầu sẽ hiện ở đây.


B7: Xác định các Bloatware: Sử dụng App Inspector để bik tên chính xác các Bloatware mà bạn muốn xóa.

Mở App Inspector App List chọn ứng dụng cần xem package. Trong giao diện thông tin chi tiết, bạn sẽ thấy package ngay bên dưới tên ứng dụng (ví dụ: com.google.android.apps.maps v.v…)


B8: Để xóa hẳn bạn chạy lệnh: pm uninstall -k --user 0 <package name>, ví dụ như muốn xóa app Maps ở trên mjnh sẽ dùng lệnh pm uninstall -k --user 0 com.google.android.apps.maps


Khi có thông báo hiện "Success" tức là bạn đã xóa được ứng dụng đó rùi, các BloatWare khác cug làm tương tự thui

Chúc các bạn thành công :p nếu ko lm đc thì comment bên dưới nhé :D Bài viết gốc https://www.xda-developers.com/uninstall-carrier-oem-bloatware-without-root-access/ mjnh làm theo và thành công nên dịch lại hướng dẫn cho ai ko rành

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2018

Cách sửa lỗi FRP lock trên Samsung

Bạn đang gặp phải tình trạng điện thoại không khởi động được kèm theo thông báo màu đỏ “Custom binary boot blocked by FRP Lock”? Hãy thử cách khắc phục và tắt chức năng này đi nhé!
>> Bài gốc: Sửa lỗi FRP Lock trên smartphone Samsung

Lỗi “Custom binary boot blocked by FRP Lock” là gì?
Đây là lỗi xuất hiện trên các smartphone Samsung dùng Android 5.1.1 trở lên, khi người dùng reset (khôi phục cài đặt về trạng thái xuất xưởng) mà không thoát tài khoản Google, bảo mật dấu vân tay, mẫu hình vẽ, mật khẩu… trên thiết bị. Ngoài ra, máy cũng sẽ tự động kích hoạt khoá FRP khi người dùng root máy.

Lỗi “Custom binary boot blocked by FRP Lock” xuất hiện khi máy khởi động, xuất hiện cùng lúc với logo Samsung. Sau đó, màn hình tự tắt hoặc tự khởi động lại cũng với thông báo chữ đỏ tương tự. Giới sửa chữa điện thoại gọi đây là lỗi “Treo logo” và lỗi thường xuất hiện trên các smartphone của nhà mạng Mỹ như Galaxy S6 G920T/P/V, S6 Edge G925T/P, S6 Edge+ G928T/P, Note 5 N920T/P…


FRP Lock là gì?
FRP lock (Factory Reset Protection Lock) là 1 dạng khóa bảo mật mới của Google, tương tự iCloud trên các thiết bị Apple và tính năng này chỉ có từ phiên bản Android 5.1.1.

Xử lý lỗi Custom binary boot blocked by FRP Lock như thế nào?
Hiện tại, cách đơn giản nhất để khắc phục lỗi này là bạn chạy lại ROM nguyên bản (Stock ROM) cho thiết bị. Sau đó, đăng nhập đúng tài khoản Google đã sử dụng trước đó để bảo vệ máy.

Thao tác chi tiết như sau:

  • Tải về ứng dụng Odin tại đây. Nếu bạn muốn dùng Odin cho máy Mac thì có thể tải JOdin tại đây.
  • Bạn cần cài ứng dụng Kies (tải về tại đây) để máy tính có thể nhận diện được thiết bị. Nếu bạn dùng Windows và không muốn cài Kies thì có thể tải và cài đặt gói trình điều khiển dành cho điện thoại Samsung tại đây.
  • Bạn nên khởi động lại máy để hệ thống cập nhật các thay đổi sau khi cài trình điều khiển (driver).
  • Tiếp tục, bạn tải về gói ROM nguyên bản dành cho thiết bị đang sử dụng tại đây hoặc đây (nhớ xem kỹ mã máy để tải đúng gói ROM – tham khảo cách xem mã máy tại đây).
Sau khi tải ROM nguyên bản về máy tính. Bạn có thể bắt đầu chạy lại ROM cho thiết bị bằng cách:

  • Đưa máy vào chế độ Download Mode (nhấn đè cùng lúc nút Nguồn + Home và nút giảm âm lượng; Sau đó, nhấn nút tăng âm lượng khi có thông báo Warning hiện ra) – đối với Samsung Galaxy S8/S8+ thì tham khảo cách đưa máy về Download mode tại đây.
  • Khi nào có dòng chữ Downloading… hiện ra là bạn đã đưa máy vào chế độ download thành công.
Vào chế độ Download Mode trên Samsung Galaxy S6.

  • Bước tiếp theo, bạn khởi động Odin từ máy tính > cắm điện thoại vào máy tính. Khi thông báo ID:COM màu vàng thì chuyển sang bước tiếp theo.
Bạn chỉ chạy được ROM khi thông báo Port hiện màu vàng trên Odin.
  • Nhấn chọn PDA và chuyển đến file ROM (dạng tar.md5) đã tải ở trên, đồng thời bỏ hết tất cả các tuỳ chọn ở mục Options – ngoại trừ Auto Reboot.
  • Nhấn Start và đợi cho đến khi quá trình flash ROM hoàn tất.
  • Bạn phải nhập đúng tài khoản Google đã đăng nhập trước đó để mở khoá FRP cho thiết bị Samsung.


Tắt chức năng FRP Lock như thế nào?
Chức năng FRP Lock là cần thiết để bảo mật thiết bị của bạn (trong trường hợp mất máy, bạn có thể reset thiết bị từ xa để đảm bảo an toàn dữ liệu). Tuy nhiên, nếu không cần dùng đến thì bạn có thể tắt đi bằng cách: Vào mục Cài đặt (Settings) > Thông tin điện thoại (About Device) > nhấn 7 lần liên tục vào mục Build number (Số hiệu bản tạo) > Nhấn trở lại và chọn Cài đặt cho người phát triển (Developer Options) > Bật ON ở tuỳ chọn OEMUnlocking > nhập mật khẩu (nếu có) > chọn Đồng ý là xong.



Nếu bạn không thực hiện được, vui lòng để lại comment (bình luận) bên dưới bài viết để được hướng dẫn chi tiết hơn nhé!

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

2 cách đồng bộ thông báo (notification) của Android với Windows 10

Chào anh em, trong quá trình sử dụng hằng ngày, không phải lúc nào anh em cũng có thể cầm khư khư cái điện thoại bên mình, do đó anh em đôi khi sẽ cần link điện thoại với máy tính, và muốn nhận các thông báo như cuộc gọi, tin nhắn từ điện thoại. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn anh em 2 cách để đồng bộ các thông báo từ điện thoại Android tới máy tính sử dụng Windows nhé.

1. Sử dụng Pushbullet

Đầu tiên anh em lên trang chủ của Pushbullet và tải về ứng dụng cho máy tính của mình, anh em có thể cài theo dạng extention của trình duyệt hoặc ứng dụng riêng, tùy ý nhe.

https://www.pushbullet.com/apps

Sau khi cài đặt, anh em sẽ thấy giao diện như vầy, anh em sử dụng tài khoản google để đăng nhập nhé:



Đang tải 000.JPG…
Tiếp theo anh em tải ứng dung Pushbullet trên Google play tại đây

https://play.google.com/store/apps/details?id=com.pushbullet.android

Pushbullet - SMS on PC - Apps on Google Play

Pushbullet is "the app you never knew you needed", according to CNET. Here's why: Stay Connected • Conveniently send and receive SMS messages from your computer • Reply to messages from many popular apps including WhatsApp, Kik, and Facebook...
 PLAY.GOOGLE.COM


Khi mở ứng dụng lên, anh em cũng sẽ phải đăng nhập bằng tài khoản google mà anh em đã đăng nhập trên PC

Đang tải 7.png…

Tiếp theo anh em chọn "nhân bản thông báo", anh em nào xài tiếng Anh thì nó là "Mirroring"
Ở đây, anh em có thể enable tính năng này lên, và có thể chọn được ứng dụng có thể gửi thông báo tới máy tính
Sau đó, anh em bấm vào chỗ "Gửi thử một thông báo"​

Đang tải 8.png…
Đây là giao diện khi máy tính của anh em nhận được thông báo
Đang tải 1.JPG…
Còn đây là kiểu thông báo khi anh em nhận được cuộc gọi, hoặc tin nhắn...

Đang tải 2.JPG…
Ngoài ra, anh em còn có thể tùy chỉnh tên thiết bị đc hiển thị, hoặc cách mà thông báo được xuất hiện trên máy tính của anh em trong mục Settings
Đang tải 9.JPG…

Tuy nhiên, điều mà mình khá thích trên ứng dụng này, đó là cho phép anh em thêm rất nhiều thiết bị vào, và có thể gửi dữ liệu qua lại tất cả các thiết bị hoặc gửi từng thiết bị với nhau, chỉ cần chúng được sử dụng chung một tài khoản​

Đang tải 10.JPG…

Ngoài ra, anh em cũng có thể lấy dữ liệu trên máy tính từ điện thoại luôn, mặc định nó sẽ lấy ở thư mục C:\Users\username nhé

Đang tải 11.png…


2. Sử dụng Cortana của Windows 10

Trên Windows 10 có trợ lý ảo tên là Cortana, tuy nhiên đa số anh em ít hoặc không xài tới nó, thực ra Cortana cũng có khả năng làm việc trên đa thiết bị và có thể đẩy những thông báo cơ bản từ điện thoại qua máy tính một cách dễ dàng thông qua Action Center.

Lưu ý: Cortana trên điện thoại chỉ cài được nếu tài khoản của anh em sử dụng ở US và chỉ xài được thông báo cuộc gọi và tin nhắn. Anh em tự tham khảo thêm cái này giúp mình nha.

Để sử dụng tính năng này, anh em vào Settings của Windows 10, tìm tới Cortana và bật tính năng Get Phone Notification on this PC lên.​

Đang tải 6_cor.JPG…
Sau đó, anh em click vào Manage notification, ở bước này, anh em sẽ phải đăng nhập tài khoản Microsoft vào nhé, ở đây mình đăng nhập rồi và bật tính năng phone call và incoming mess lên nhe
Đang tải 5_cor.JPG… ​

Tiếp theo anh em cài ứng dụng Cortana lên điện thoại và cũng đăng nhập bằng tài khoản Microsoft lúc nãy.
Đang tải 7_cor.png…

Tiếp theo anh em chọn dấu 3 gạch ở góc trái, chọn Settings / Cross Device. Sau đó anh em bật lên những thông báo cần thiết
Đang tải 9_cor.png…

Đây là hình ảnh khi mình miss 1 cuộc gọi và 1 tin nhắn được gửi từ điện thoại thông qua Cortana tới Action Center của mình nè
Đang tải cor.JPG… ​

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

[Thủ thuật] Tải file APK & OBB tốc độ cao với link trực tiếp từ Google Play Store Server



DownAPK.App là tiện ích mà bọn mình làm ra để các bạn tải file APK & OBB của 3,3 triệu game ứng dụng Android với direct link từ máy chủ của Google Play Store. Tool này hữu ích cho bạn nào cần cài đặt app bằng file APK trực tiếp, tiết kiệm dung lượng download (nhất là khi cần cài nhiều thiết bị cùng lúc) cũng như linh hoạt hơn khi tải dữ liệu OBB cho game lớn. Hỗ trợ hệ điều hành: Windows 10/8/7/Vista/XP, MacOS, Linux và Android (sắp có).

Website: https://downapk.app

Ghi chú: bạn không thể dùng tool này để down app mà bạn chưa mua, tức là không thể tải lậu app được đâu :D

Đang tải downapk_speed_crop.gif…
PS: bấm biểu tượng play để xem ảnh động GIF nhé :cool:

Ưu điểm của DownAPK.App

  • Tải và cài đặt APK & OBB rất an toàn (link tải trực tiếp từ Google Play Store Server).
  • Tốc độ tải file rất nhanh từ 3 MB/s ~ 20 MB/s.
  • Luôn tải phiên bản mới nhất từ Google Play Store và có thể tải nhiều phiên bản cũ bằng cách nhập version code.
  • Tùy chọn chuyển đổi 44+ thiết bị Android để tải được file APK & OBB phù hợp với từng loại thiết bị và phiên bản android (3 loại Mobile, Tablet, Android TV và các Android version 4.x, 5.x, 6.x, 7.x, 8.x).
  • Hiển thị nhiều thông tin chi tiết giúp tìm kiếm tốt hơn như ngày cập nhật, kích thước file tải về, version.
  • Hỗ trợ hiển thị mô tả game ứng dụng bằng 200+ ngôn ngữ khác nhau.
  • Thao tác sử dụng đơn giản với giao diện hiện đại.
  • Cung cấp Rest API giúp lập trình download hàng loạt và tự động.
  • Hoàn toàn miễn phí.
:D Xem thêm nhiều screenshots về sản phẩm ở đây!

Nhược điểm
  • Người dùng sẽ cần tải và cài đặt DownAPK Client (Client này giúp web DownAPK.App lấy được link tải APK & OBB trực tiếp từ Google Play Store Server).
Video demo với Windows / MacOS / Linux



Mời anh em sử dụng trải nghiệm và cho feedback để team hoàn thiện tốt hơn. Xin đa tạ!

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Công nghệ GPU Turbo trên điện thoại Honor hoạt động ra sao? Họ có đang quảng cáo quá trớn?


GPU Turbo là tính năng được nói đến nhiều trên những chiếc điện thoại của Huawei và Honor, đặc biệt ở nước ta thì Honor sử dụng nó như là một trong những tính năng chủ chốt để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Mẫu máy Honor Play sắp ra mắt cũng dùng GPU Turbo để làm cho trải nghiệm chơi game tốt hơn. Vậy tính năng này hoạt động ra sao và nó có thật sự giúp bạn chơi game mượt hơn hay không? AnandTech có một bài giải thích chi tiết và rất hay.
GPU Turbo dùng AI ra sao?

Về cơ bản, GPU Turbo sử dụng Tensorflow, một công cụ phát triển thuật toán AI do Google làm ra. Tensorflow rất nổi tiếng trong giới làm về AI và machine learning nên có thể tin tưởng được về hiệu quả cũng như khả năng của tính năng thông minh này. Một trong những công dụng thường thấy nhất của Tensorflow đó là nhận diện và phân loại hình ảnh, người ta cũng dùng Tensorflow để làm các mô hình (model) dự báo cũng như chạy thuật toán AI phức tạp.

Quay trở lại với Honor / Huawei, họ dùng Tensorflow để tạo ra một mô hình theo dạng neural network (NN). Neural network này thực chất là một loạt các thuật toán được chạy theo từng "lớp", cứ qua một lớp thì mô hình sẽ học được thêm một chút và có thể phân biệt giữa những tình huống khác nhau. Trong trường hợp của Honor, NN sẽ học cách mà game sử dụng tài nguyên hệ thống.

Đang tải CNN_FeaturesANDFeatureMaps_r004_600x428.jpg… 
Mô phỏng cách hoạt động của một neural network trong việc nhận diện kí tự hình ảnh

Nó giống với cách mà bộ não của chúng ta "đi học". Bạn được dạy về con mèo thì bạn sẽ nhận diện mèo từ từ bằng cách nhìn kích thước của nó trước, sau đó nhìn tới gương mặt con mèo, sau đó là đôi tai hay mắt, miệng của nó. Cũng dựa vào đây bạn biết được sự khác nhau giữa mèo và chó vì kích thước, gương mặt, đôi tai, mắt của chúng khác nhau.

Để có dữ liệu đầu vào cho mô hình Tensorflow, Honor đã chơi thực tế cũng như giả lập các tựa game này trong nhiều nghìn giờ khác nhau (theo đại diện của hãng). Sử dụng dữ liệu này, bộ engine có thể xây dựng và hiểu được cách game chạy: nó dùng nhiều GPU khi nào, khi nào thì có thể giảm tốc độ xuống, ở đoạn nào là đoạn nghỉ ngơi.

Đang tải Honor_Play.jpg…

Việc học hỏi này được tiến hành với từng tựa game và từng dòng điện thoại một chứ không phải áp dụng hàng loạt. Đó là lý do vì sao Honor không ra mắt GPU Turbo hàng loạt (kiểu như ép xung CPU, không cần AI gì cả) mà họ phải có thời gian để huấn luyện mô hình học hỏi dữ liệu của các series máy trước khi phát hành tới tay bạn.

Sau khi đã có mô hình, mô hình này sẽ được xuất thành một dạng file binary gọi là pre-trained model. Các file ứng với từng máy (thật ra là ứng với từng dòng SoC Kirin), từng tựa game sẽ được tích hợp vào trong firmware của điện thoại. Hệ điều hành sẽ gọi file này lên và thực hiện dự đoán khi bạn chơi game.

GPU Turbo tinh chỉnh cái gì?

Nãy giờ chúng ta nói về dữ liệu đầu vào, còn đầu ra thì sao? AI của Honor sẽ dùng mô hình ở trên dự báo xem game cần tài nguyên như thế nào rồi xuất ra một bộ số gọi là DVFS settings.

Dynamic voltage and frequency scaling (DVFS) là những chỉ số liên quan đến năng lượng và tốc độ mà một thiết bị điện toán sẽ dùng, cụ thể là CPU, GPU và những con chip khác có liên quan đến việc tính toán. Bộ số DVFS sẽ giúp máy hoàn thành được tác vụ X nào đó trong thời gian hợp lý với lượng điện tiêu thụ được tối ưu, và giảm lượng điện lại khi không cần thiết. Kĩ thuật DVFS được sử dụng trên tất cả mọi máy tính, điện thoại, TV... hiện nay.

Nói đâu xa, chế độ tiết kiệm pin của Android dùng DVFS để đưa máy về chế độ nghỉ khi bạn không xài và kích máy mạnh trở lại khi bạn cầm điện thoại lên đấy. Chế độ turbo trên CPU của Intel và AMD hay Qualcomm, MediaTek cũng hoạt động theo nguyên lý tương tự.

Đang tải Consumption-with-DVFS-off-top-and-with-DVFS-on-bottom-using-hybrid-strategy.png…
Ví dụ về cách mà DVFS có thể giảm năng lượng hao phí. Ở trên là khi tắt DVFS, ở dưới là bật DVFS trên một con chip

Cái mà GPU Turbo của Honor làm khác đi so với việc tăng xung nhịp từ chip đó là bộ số DVFS sẽ được tối ưu theo từng game! Nhiệm vụ của mô hình AI nói trên sẽ là tính toán sao đó để chỉ số DVFS có thể điều khiển được CPU, GPU và RAM ở mức luôn duy trì được tốc độ khung hình cao (ví dụ: 60fps). CPU, GPU, RAM sẽ đạt mức hiệu năng vừa đủ cho yêu cầu này, không cao hơn, cũng không thấp hơn.

Trang AnandTech nói rằng trên điện thoại Honor có một số lớp trung gian để kiểm soát việc dựng hình giữa phần mềm với GPU (rendering call). Các khung hình đi qua sẽ được GPU Turbo tính toán để đưa ra DVFS tối ưu rồi áp dụng tinh chỉnh trực tiếp vào phần cứng.

GPU Turbo sẽ hoạt động hiệu quả hơn với những con chip có bộ xử lý trí tuệ nhân tạo riêng, thứ mà Honor gọi là Nerual Processing Unit (NPU). Nó nằm chung đế chip với CPU, GPU trên con chip Kirin (Kirin cũng do HiSilicon, một công ty con của Huawei sản xuất). Trong những thế hệ chip mới NPU mạnh hơn thì thuật toán chạy càng nhanh hơn.

Hạn chế của GPU Turbo

Do mô hình AI của GPU tối ưu phần cứng theo từng game một nên nếu muốn tối ưu cho một tựa game mới, nhà sản xuất sẽ phải thu thập dữ liệu, huấn luyện lại nó rồi phát hành một bản cập nhật cho người dùng. Nó không (chưa) đủ linh hoạt để có thể áp dụng cho mọi game. Và do mô hình này cũng khác nhau tùy theo chip SoC nêu với các máy mới thì Honor lại phải huấn luyện lại nữa.

GPU Turbo 1.0 chỉ mới áp dụng được với vài tựa game như PUBG, Mobile Legends: Bang Bang, lên tới GPu Turbo 2.9 thì hỗ trợ thêm NBA 2K18, Rules of Survival, Arena of Valor, Vainglory...

Một cách khác mà Honor có thể áp dụng đó là tạo ra một mô hình chung áp dụng cho mọi game, nhưng như vậy sẽ cần dữ liệu đầu vào rất lớn, thời gian huấn luyện cũng lâu hơn, file model cũng bự hơn và chưa chắc có thể tối ưu như mức của GPU Turbo. Lúc này, việc sử dụng cơ chế tăng giảm xung có sẵn của SoC có khi còn hay hơn.

Đang tải honor10_gputurbokv_vie_zema.png…

Vấn đề của GPU Turbo: marketing quá trớn

Trang AnandTech không kiếm được cùng 1 dòng thiết bị mà có và không có GPU Turbo, máy Honor nào họ cầm cũng được bật sẵn GPU Turbo hết. Thế nên họ thực hiện so sánh Huawei P20 với Honor Play do chúng có cùng cấu hình, cùng SoC Kirin 970, chỉ khác vỏ ngoài mà thôi. Chiếc P20 không có GPU Turbo, Honor Play thì có.

Khi đo số khung hình / giây bằng mắt thường, AnandTech nhận xét là khó thấy được sự khác biệt. PUBG đều nhảy lên trên 40fps. Chiếc Honor Play có lợi thế hơn về mặt tiêu thụ điện năng khi sử dụng khoảng 3,9W điện trong quá trình render hình ảnh, còn P20 thì dùng đến 4,7W.

Mức chênh lệch này cỡ 15%, và khi so sánh với slide trình diễn về GPU Turbo của con chip Kirin 980 sắp ra mắt thì khá là khớp. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 30% được nói tới trong các tài liệu marketing về GPU Turbo, ví dụ như trong ảnh bên dưới chụp từ website của Honor.

Đang tải screenshot_gpu_turbo.jpg…

Về con số hiệu năng tăng 60%, Honor giải thích đó là họ so sánh Kirin 970 + GPU Turbo so với Kirin 960 đời cũ. Đây chính là vấn đề. Kirin 960 được AnandTech đánh giá là khá tệ, tức là Honor đang so sánh với mức thấp nên số cao. Nếu đứng riêng thì cặp số 30% + 60% này nghe rất ấn tượng, nhưng khi biết rõ việc so sánh là với Kirin 960 thì mọi thứ thay đổi hoàn toàn.

Và đây cũng không phải là cách hay để làm marketing vì nó có thể đánh lừa người dùng.

Kết

GPU Turbo thật sự là một công nghệ thú vị, và AnandTech cho rằng nó có thể giải quyết được một số nhược điểm của chip Kirin. Kirin hiện vẫn còn bị Snapdragon bỏ xa về hiệu năng và mức độ tiêu thụ năng lượng nên GPU Turbo được sinh ra. Và tất nhiên, những con chip Kirin hiện tại không thể nào so được với hiệu năng của những dòng cao cấp như Snapdragon 845 cả.

"Tuy nhiên, đa số những cái hay về công nghệ của GPU Turbo đã bị những con số marketing thái quá làm lu mờ."

Nguồn: AnandTech